Không giống với các phần cấu trúc khác trong công trình, Sàn mái trong quá trình thi công phải được tiến hành công tác ngăn thấm ngay từ ban đầu. Nhưng thấm dột sàn mái vẫn là tình trạng phổ biến thường diễn ra, ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của công trình. Vì vậy vấn đề chống thấm sàn mái cũng được các chủ đầu tư và nhà thầu cân nhắc rất kỹ lưỡng.
Với kinh nghiệm 20 thi công chống thấm Trí Sơn sẽ đúc kết cho quý khách các vấn đề cần lưu ý về chống thấm sàn mái trong bài viết dưới đây. Hãy chắc chắn nắm rõ để không gặp phải các vấn đề đáng tiếc cho công trình của bạn.
NỘI DUNG CHÍNH BÀI VIẾT
Sàn mái là kết cấu quan trọng đối với công trình và cũng là vị trí chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ thời tiết cũng như bị ảnh hưởng vì sự chênh lệch nhiệt độ lớn nhất từ nắng nóng đến mưa rào. Vì vậy việc thấm dột ở sàn mái lại đến từ những nguyên nhân đặc trưng, có thể là do:
Khi thực hiện việc ngăn thấm từ ban đầu, người thi công lựa chọn sử dụng phương pháp cổ điển bằng màng khò. Kỹ thuật không tốt có thể dẫn đến màng khò không khít mép hoặc sau một thời gian màng khò co giãn khiến cho nước sẽ xâm nhập vào sâu bên trong lớp sàn một cách dễ dàng.
Không vệ sinh mái, đường ống thường xuyên khiến nước ứ đọng lâu ngày dẫn đến thấm dột.
Việc không kiểm tra độ ẩm trước khi lát gạch khiến ứ đọng nước ngay từ khi khởi công xây mới.
Sử dụng biện pháp chống thấm ban đầu nhưng sử dụng vật liệu kém chất lượng, kém đàn hồi, dễ lão hóa hoặc phương pháp thi công truyền thống cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng thấm dột sàn mái.
Việc bảo dưỡng công trình kém hoặc không sử dụng thêm phụ gia có độ co giãn cần thiết cho bê tông hồ vữa, dẫn đến tạo ra các vết nứt lớn. Tạo điều kiện cho nước xâm nhập vào và ứ đọng lại.
Thép trong bê tông bị rỉ, trương nở thể tích gây nứt bê tông. Bên cạnh đó, hệ thống ngầm như điện, nước, điện thoại, cáp truyền hình cũng bị tác động nghiêm trọng, có thể gây chập điện, cháy nổ xuống cấp rất nhanh cũng như làm giảm tuổi thọ các công trình.
Điều này không chỉ ảnh hưởng tới mỹ quan ngôi nhà mà còn gây thiệt hại về kinh tế, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng công trình. Chính vì vậy, chống thấm sàn mái là yêu cầu bức thiết cần đặt ra của bất kỳ công trình thi công nào.
Dưới đây là một số biện pháp thi công chống thấm sàn mái đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Kỹ thuật thi công chống thấm sàn mái hiện nay được biết đến với 03 biện pháp chống thấm cơ bản: chống thấm dùng màng bitum khò nóng, sử dụng màng tự dính, dùng chất chống thấm.
Một số lưu ý trong quá trình tiến hành các biện pháp chống thấm sàn mái như sau:
Mặt nền cần phải sạch, khô và không bám bụi, dầu, mỡ hoặc bất kỳ vật liệu kém bám dính nào. Nên quét lót bề mặt bằng Revinex® pha với nước theo tỷ lệ Revinex®: nước 1:4 để cố định bề mặt nhằm đạt cường độ bám dính và hiệu quả bao phủ cao hơn (hoặc quét lót bằng Silatex® Primer pha 30% dung môi Neotex®1111).
Khuấy kỹ sản phẩm trong thùng bằng máy khuấy tốc độ chậm trong vài phút. Sau khi quét lót, quét/lăn tối thiểu 02 lớp Neoproof® PU W theo hai hướng vuông góc. Lớp thứ nhất pha với 05% nước. Phun/quét/lăn lớp thứ 02 sau lớp thứ nhất 24 giờ, không pha loãng. Lớp thứ 03 (nếu có) cũng được thi công theo hướng dẫn trên.
Công ty cổ phần Sơn và chống thấm Trí Sơn đã hoạt động với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chống thấm và hóa chất xây dựng chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Chuyên cung cấp các dịch vụ: tư vấn, thiết kế, thi công chống thấm các công trình dân dụng và công nghiệp; tư vấn, giám sát, cung cấp ứng dụng hệ thống vật liệu chống thấm và hóa chất xây dựng cho nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới.
Mọi thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ quý khách vui lòng liên hệ đến thông tin dưới đây:
Địa chỉ: STH24. Lô 20,21,22 Đường số 4 – KĐT Hà Quang 2 – TP Nha Trang
Email: info@TriSon.vn
Website: https://trison.vn/
Hỗ trợ 24/7: 0258 3 818 515 – 0905 818 515 – 0946 818 515