Những Điều Bạn Cần Biết Trước Khi Sử Dụng Sơn Dầu Để Sơn Tường Nội Thất

DANH MỤC LOẠI SƠN

Nếu bạn đang có ý định sử dụng sơn dầu để sơn nội thất thì bạn cần biết những điều dưới đây. Hay bạn cần tìm giải pháp khắc phục sự cố sơn dầu lại cho ngôi nhà của mình cũng sẽ được giải đáp. Hãy cùng TRÍ SƠN tìm hiểu chi tiết dưới nội dung sau đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé.

Những điều bạn nên biết trước khi sử dụng sơn dầu
Những điều bạn nên biết trước khi sử dụng sơn dầu

I. TÌM HIỂU VỀ SƠN DẦU

Sơn dầu là dòng sản phẩm chuyên dùng cho bề mặt kim loại và gỗ, với tính năng trang trí và bảo vệ bề mặt, sơn dầu là loại sơn phủ gốc Alkyd, gốc Epoxy với độ bóng cao, nhanh khô, dễ sử dụng, có độ phủ và độ bám dính cao, có tính năng chống rỉ cho kim loại và bảo vệ bề mặt gỗ rất tốt.

Nếu bạn chưa hiểu rõ thì có thể tham khảo thêm bài viết: Tất Tần Tật Về Các Loại Sơn Trên Thị Bạn Nên Biết Để Chọn Cho Đúng

II. NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI SỬ DỤNG SƠN DẦU ĐỂ SƠN TƯỜNG

Những điều bạn nên biết trước khi sử dụng sơn dầu

Như trên đã nói, sơn dầu là sản phẩm lý tưởng nhất được sử dụng cho bề mặt gỗ và kim loại. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít người tiêu dùng sử dụng sơn dầu để sơn lên bề mặt tường nhà, đặc biệt là tường nội thất. Cùng Trí Sơn lý giải điều này:

Ưu điểm:

Dựa vào những tính năng bảo vệ bề mặt vượt trội của sơn dầu như:

  • Độ bóng cao, chống bám bụi,
  • Hạn chế trầy xước dễ vệ sinh lau chùi,
  • Khả năng chống chịu với các điều kiện khắc nghiệt như: thời tiết, nước, côn trùng,…

Hạn chế: 

Thế nhưng, có thể bạn chưa biết, các chuyên gia luôn khuyến cáo nên ít sử dụng sơn dầu cho bề mặt tường. Bởi vì bên cạnh những ưu điểm của mình, thì sơn dầu khi sơn lên bề mặt tường vẫn thể hiện một số hạn chế đặc biệt là:

  • Bề mặt sơn dầu dễ dàng bị tách lớp và bong tróc sau một thời gian ngắn sử dụng.
  • Sơn bị loang màu
  • Bề mặt sơn bị bong tróc và loang màu mất thẩm mỹ
  • Gây khó khăn cho việc sửa chữa: Khi đã sử dụng sơn dầu cho tường nhà, thì khi bạn muốn tu sửa hay thay đổi lớp sơn này thì bắt buộc bạn phải sử dụng tiếp sơn gốc dầu cho bề mặt đó mà không thể dùng được các loại sơn gốc khác để sơn lên. Trong trường hợp bạn muốn thay đổi bằng sơn gốc khác (ví dụ như sơn gốc nước) thì bắt buộc bạn phải tẩy tận gốc lớp sơn dầu trước đó. Mà công việc này tiêu tốn không it thời gian, công sức và tiền bạc của bạn.

Nguyên nhân

Do sơn gốc nước (sơn nhũ tương) không tan trong gốc dầu. Khi sơn nước trên bề mặt tường đã từng sơn dầu thì sẽ dẫn đến sự không tương thích, khiến cho các lớp sơn bị đẩy nhau dẫn đến sự tách lớp và bong tróc.

III. CÁCH KHẮC PHỤC SỰ CỐ KHI SƠN LẠI NHÀ ĐÃ TỪNG SỬ DỤNG SƠN DẦU

Để khắc phục được hiện tượng bong tróc và tách lớp, thợ thi công sơn cần chú ý trong quá trình thi công phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Ở đây ta chỉ xét trường hợp thi công sơn nhà lên trên bề mặt tường đã cũ.

Cách chọn sơn

Phải dùng hệ thống sơn đồng bộ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để được đạt độ bền lâu hơn và giảm thiểu được hiện tượng bong tróc, mang lại tuổi thọ lâu bền hơn.

Quy trình thi công sơn

Bước 1: Tẩy lớp sơn cũ, chuẩn bị bề mặt
Đầu tiên là bạn phải tiến hành cạo bỏ, tẩy hết lớp sơn dầu cũ đã sơn trước đó bằng những dụng cụ chuyên dụng như; bay, chổi, máy bào,…

Vệ sinh lại lần nữa bằng giấy ráp mịn hoặc thô để loại bỏ hết sạn cát còn lại bám trên bề mặt tường, sau đó vệ sinh bụi bẩn.

Nếu như bề mặt tường quá cũ nát, sau khi vệ sinh xong cần tiến hành xối rửa lại bằng nước sạch sau đó để khô mới tiến hành cho thi công.

Bước 2: Bả matit
Bột trét tường là vật liệu dùng để che khe nứt, khuyết điểm tạo bề mặt bằng phẳng cho các bề mặt tường nội và ngoại thất trước khi thi công lớp sơn lót, lớp sơn phủ phía trên.

Bước 3: Thi công lớp sơn lót
Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 01 hoặc 02 lớp chống kiềm. Mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 01h để đảm bảo độ khô cần thiết.

Trong quá trình thi công, có thể pha thêm từ 5 – 10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích trước khi thi công. Việc pha thêm dung môi nhằm gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn.

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện
Nên thi công 2 lớp sơn phủ.

Tiến hành thi công lớp sơn phủ hoàn thiện đầu tiên khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn. Sau đó khi lớp phủ thứ nhất đã khô hoàn toàn thì tiến hành thi công lớp sơn phủ thứ hai.

Sơn phủ màu trước khi thi công nên pha loãng với từ 5 -10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và dễ hơn cho việc thi công.

Để hiểu rõ hơn mời bạn tham khảo chi tiết tại quy trình sơn nhà đạt chuẩn.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về những sự cố, những nguyên nhân và cách khắc phục sao cho mang lại chất lượng hoàn thiện nhất cho công trình của mình.


Nếu bạn cần tư vấn thêm về các loại sơn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với bộ phận tư vấn của chúng tôi.

CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN VÀ CHỐNG THẤM TRÍ SƠN

Công ty cổ phần Sơn và chống thấm Trí Sơn đã hoạt động với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chống thấm và hóa chất xây dựng chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Chuyên cung cấp các dịch vụ: tư vấn, thiết kế,thi công chống thấm các công trình dân dụng và công nghiệp; tư vấn, giám sát, cung cấp ứng dụng hệ thống vật liệu chống thấm và hóa chất xây dựng cho nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới.

Mọi thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ quý khách vui lòng liên hệ đến thông tin dưới đây:
Địa chỉ: STH24. Lô 20,21,22 Đường số 4 – KĐT Hà Quang 2 – TP Nha Trang
Email: info@trison.vn
Website: www.trison.vn
Hỗ trợ hotline 24/7: 0258 3 818 515 – 0905 818 515 – 0946 818 515


Bảng giá